Một câu nói quen thuộc mà cha mẹ Việt Nam thường hay nói với con mình là “Con phải tự giác học hành để bằng con nhà người ta đi chứ!” Tuy nhiên, kỳ vọng này của cha mẹ lại đi ngược lại với thực tế của nền giáo dục Việt Nam. Đáng buồn rằng phần lớn học sinh ở Việt Nam khá thụ động từ việc tìm kiếm kiến thức mới cho đến việc áp dụng vào cuộc sống. Trò chuyện cùng chị Hạnh Nguyễn, phụ huynh của một bé đang học lớp 5, chị nhận định rằng môi trường học ở Việt Nam đã không giúp học sinh phát triển được kĩ năng tự học của mình.
Khi được hỏi về định nghĩa của tự học, chị Hạnh Nguyễn chia sẻ “khi bản thân có nhu cầu tìm kiếm lời giải cho những vấn đề mình gặp phải và để thỏa mãn sự tò mò về thế giới xung quanh.”
Trang Oxford Learning cũng đưa ra một định nghĩa tương tự như chị Hạnh: “Self studying involves studying without direct supervision or attendance in a classroom”, tạm dịch là “Tự học bao gồm việc học tập không cần sự giám sát trực tiếp hoặc tham gia vào một lớp học nào”.
“Kích hoạt kĩ năng tự học” là yếu tố cốt lõi để hình thành cho con tư duy độc lập, giúp con trở nên năng động và sáng tạo hơn trong học tập. Phải nói rằng đây là một hành trình khó và là trăn trở chung của các bậc cha mẹ Việt Nam. Tuy nhiên, chị Hạnh đã tìm được lời giải khi xác định được 2 yếu tố quan trọng nhất để giải quyết vấn đề là phương pháp học và động cơ học.
Việc tìm ra mục đích cho việc học thường gây khó khăn với các bậc phụ huynh và các em. Vì thế, chị Hạnh cho rằng cha mẹ phải đồng hành cùng con ngay từ những bước đầu tiên để hình thành nên nhận thức đúng đắn về việc học. Với gia đình chị, việc học tập sẽ phục vụ cho 3 mục tiêu chính trong cuộc đời. Thứ nhất, “cuộc đời là một chuỗi những quyết định và chọn lựa”, do đó, việc học sẽ giúp trẻ đưa ra lựa chọn đúng đắn cho con đường của riêng mình.
Thứ hai, học tập hỗ trợ việc tạo ra của cải vật chất để đáp ứng những nhu cầu của con dựa trên những quyết định của mình. Cuối cùng, chị Hạnh nhấn mạnh đến tinh thần cho đi và sẻ chia với cộng đồng. Cụ thể, trẻ học tập để trở thành người có ích nhất trong lĩnh vực của mình để có thể đóng góp và phát triển xã hội.
“Đói kiến thức”, một nghệ thuật dạy con đầy thú vị mà chị Hạnh đã áp dụng cho bé nhà mình trong quá trình cùng con tự học. Để con hào hứng với việc học, chị sẽ tìm hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu học của trẻ, cho con học kiến thức mình thích. Tuy nhiên, phải để con được đói, nghĩa là chỉ cho bé học vừa đủ thôi, dù là môn bé thích đi chăng nữa, để tạo cảm giác thèm thuồng cho những buổi học sau. Khi bé kết thúc buổi học trong trạng thái “chưa được thoả mãn”, bé sẽ luôn mong chờ đến giờ học tiếp theo.
Với bé nhà mình, chị Hạnh chỉ cho bé dùng Khan Academy học 15 phút một ngày dù bé vô cùng yêu thích việc học Toán trên Khan. Sau những buổi học, chị sẽ nhờ bé làm việc nhà giúp mẹ rồi mới được giải trí. Bất ngờ là vì để con được “đói” nên bé luôn dùng giờ giải trí của mình để học tiếp những bài học trên Khan. Quả là một em bé “mọt Khan” phải không nào?
KAVA không biết rằng liệu bé có Khan thì càng ngày càng “đói kiến thức” hơn hay nhờ tìm ra Khan mà bé mới biết đói nhỉ? Dù thế nào đi nữa thì đối với Khan, bé nhà chị Hạnh sẽ không bao giờ bị giới hạn đam mê của mình. Bật mí với đọc giả rằng, Khan Academy có vô vàn nội dung được quản lý một cách chặt chẽ để phục vụ mục đích giáo dục và không giới hạn độ tuổi. Nhờ thế, bé dù mới chỉ học lớp 5 nhưng vẫn có thể thỏa thích xem video môn Toán của lớp 9 và nạp thêm nhiều kiến thức mới. Những hãy nhớ rằng chị Hạnh cũng chỉ cho bé 15 phút để học Khan thôi dù có là video lớp cao hơn với nội dung sâu hơn nhé!
“Mỗi đứa trẻ thông minh theo một kiểu khác nhau, quan trọng là cha mẹ có tìm được năng khiếu của con hay không”. Chị khuyên rằng cha mẹ nên bước cùng con trong những bước đi đầu tiên trong quá trình tự học, tìm được năng khiếu và đam mê của con, thả đúng công cụ hữu ích vào tay con. Sau này, quá trình các con trở thành “bọt biển hút kiến thức” sẽ được diễn ra một cách tự nhiên, bé sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn và việc con lang thang đến những vùng kiến thức mới là hoàn toàn có thể.
Bài viết liên quan
Top 5 công cụ học từ vựng tiếng Anh miễn phí
Trong thời đại hội nhập, tiếng Anh đã trở thành chìa khóa để mở ra...
Th1
Dạy và học Toán với công nghệ: Chú trọng cá nhân hoá và phát triển tư duy
Toán học là một trong những môn học cốt lõi trong hệ thống giáo dục,...
Th1
Học STEM trực tuyến: Tương lai của giáo dục số
Trong những năm gần đây, giáo dục STEM ngày càng được ngành Giáo dục và...
Th1
Tự động hóa: Giải pháp tiết kiệm thời gian hiệu quả cho giáo viên
Hiện nay, giáo viên đang đối mặt với khối lượng công việc khổng lồ, từ...
Th1
Hệ thống LCMS: Giải pháp cho chuyển đổi số giáo dục
Chuyển đổi số có vai trò quan trọng trong công tác đổi mới giáo dục,...
Th12
Bí quyết học Toán 6 hiệu quả: Từ A đến Z
Toán lớp 6 được xem là cầu nối quan trọng giữa bậc Tiểu học và...
Th10